Nét đẹp văn hóa của người Nhật Bản

Những nét đẹp được bắt đầu từ con người Nhật Bản đã làm nên một đất nước mạnh mẽ, cả về kinh tế lẫn chính trị hôm nay. Nét đẹp đó, đã trinh phục được cả thế giới và khiến cả thế giới phải ngả mũ than phục.

Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ một phần nào đó về những nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản. Nhờ đó, mà ta thấy được sự thành công vang dội trên toàn cầu của người Nhật.

Văn hóa xếp hàng của Người Nhật

1. Văn hóa Xếp hàng của Nhật Bản

Đã có rất nhiều nước phương đông, văn hóa xếp hàng cũng được đặt lên hàng đầu. Nhưng chắc chắn, sẽ có nhiều người không biết bí ẩn cách xếp hàng của người Nhật Bản. Nhật Bản, họ xếp hàng không chỉ đơn thuần là lần lượt cho đến mình.

Bởi sự xếp hàng của họ mang ý nghĩa rất quan trọng là: Người Nhật, họ luôn tin tưởng và biết chắc chắn chuyên tàu tiếp theo sẽ đén và họ tin la mình sẽ được lên tàu. Chính nhờ sự tin tưởng, chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến này. Giúp họ yên tâm xếp hàng, không có sự xen lẫn xô đẩy theo kiểu Việt Nam.

2. Văn hóa cúi chào ở Nhật Bản

Bên cạnh việc xếp hàng, chúng ta phải kể đến cách cúi chào của người dân đất nước mặt trời mọc. Đây, chính là một nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản. Bởi sự cúi chào, đối với họ mà nói thì vô cùng quan trọng. Cúi đầu của họ không phải là hạ mình, mà đó chính là: Sự khiêm nhường, sự kính trọng, phép lịch sự…

Văn hóa cui chào của người Nhật Bản

Do vậy, dù ở bất kỳ đâu, hay gặp bất kỳ ai: Họ đều cúi đầu và mỉm cười. Đây chính là một thái độ rất văn hóa Nhật Bản. Phải chăng, chính những văn hóa tưởng chừng đơn giản ấy, đã làm nên thành công to lớn của người dân nơi đây.

3. Sự trung thực của người Nhật

Trung thực nói lên sự chân thành của bạn. Một sinh viên đi du học, sẽ dễ dàng khi bắt gặp những “mini shop không người bán”. Nhưng tất cả, sự diễn ra quá trình mua bán không có gì khác giống như có người bán. Chỉ khác một điều, khi mua xong hàng, họ tự giác trả tiền lại cửa hàng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Do đó, sự trung thực ở đây dường như là tuyệt đối: Tại Nhật, có nhiều vùng trồng trọt nhưng không có nông dân.

Bởi lý do là, ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc còn trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Do vậy, mà sau khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Lúc đó, người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự bỏ tiền vào thùng. Đến cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé vào mini shop của họ và mang thùng tiền về nhà, đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản.

4. Tính nhân bản

Tại Nhật họ luôn đề cao sựu an toàn cho con người và cả động thực vật sinh sống trên đất nước họ. Bởi họ rất yêu quý thiên nhiên và vô cùng tôn trọng quyền làm người. Vì thế, khi trồng bất cứ loại cây gì thì họ đều nghĩ tới sự sống còn của chúng. Chính vì vậy, mà người nông dân Nhật sẽ “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Điều đặc biệt đáng quan tâm ở đây chính là: Các hành vi làm giả hàng hay những món hàng độc hại đều bị nghiêm cấm và phạt rất nặng. Bởi lý do là, những sản phẩm độc hại là thứ vũ khí man rợ của kẻ diệt chủng. Không như Việt Nam, chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà đầu độc đồng loại từ những bữa ăn hàng ngày.

Văn hóa người Nhật Bản

Do vậy, đã từ rất lâu, trên thị trường Nhật không thấy có sản phẩm xấu hoặc độc hại nào. Ngoài ra, các sản phẩm từ nước ngoài đưa vào phải qua sự kiểm dịch rất khắt khe. Sau đó, mới được nhập vào trong nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu bừa bãi. Thay và o đó, họ dùng các phương pháp sinh học để khống chế sâu bọ phá hoại mùa màng. Mặt khác, bên cạnh việc phòng chống sâu bọ có hại, họ rất quan tâm chăm sóc và bảo vệ những giống sâu bọ có ích.

5. Văn hóa bình đẳng của người Nhật

Khi bạn đi du học Nhật Bản, văn hóa đi bộ của người Nhật được người dân hưởng ứng tích cực. Bởi chính việc đi bộ này, làm mất đi khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Nhờ vậy, mà tạo nên một xã hội bình đẳng, đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân Nhật Bản. Ở đây, nét văn hóa đó không hề có một sự ưu tiên nào. Bên cạnh đó, sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Dù bạn đi làm hay ở nhà thì ở Nhật, nội trợ là một nghề.

Họ coi nội trợ, là một dạng lao động năng nhọc và khả kính. Chính vì thế mà: Chính phủ tự trích lương của chồng hàng tháng, để đóng thuế cho vợ. Vì thế, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Đến lúc về già, người vợ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.

Qua đó cho ta thấy, chỉ là những cái cúi chào, cách xếp hàng…hay sự bình đẳng tưởng chừng như đơn giản ấy. Nhưng sẽ rất ít quốc gia nào làm được. Đây chính là, nét đẹp trong văn hóa và con người Nhật Bản. Nét đẹp ấy, đã xây dựng nên một Nhật Bản thành công và vững mạnh hôm nay.